Khái quát về mỡ bôi trơn đa dụng công nghiệp

Ngày đăng: 23/02/2022

Trong hoạt động sản xuất ngày nay nhu cầu sử dụng mỡ bôi trơn là rất lớn. Nhiều khách hàng là các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng mỡ nhưng chưa biết bản chất, thành phần cấu tạo nên mỡ gồm những chất nào. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về mỡ bôi trơn đa dụng công nghiệp nhé.

Khái quát về mỡ bôi trơn đa dụng công nghiệp

Mỡ bôi trơn là gì?

Mỡ bôi trơn là chất bôi trơn ở dạng bán rắn. Được pha chế theo một quy trình nghiêm ngặt với thành phần chính bao gồm dầu gốc và chất làm đặc kết hợp với các phụ gia chống gỉ, ăn mòn, chịu nhiệt, chịu nước… Mỡ được ứng dụng để bôi trơn cho các cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường xuyên hoặc tại các vị trí hở yêu cầu sự thất thoát của chất bôi trơn thấp. Mỡ cũng có tác dụng bịt kín để tránh sự xâm nhập của nước và các vật liệu không nén được.

Vai trò của mỡ bôi trơn

Mỡ bôi trơn là chất không thể thiếu trong bất kỳ ngành công nghiệp nào có sử dụng máy móc thiết bị vì nó có tác dụng làm giảm ma sát, chống mài mòn, giúp máy móc hoạt động bình thường. Vì vậy ngày nay người ta coi mỡ bôi trơn là một bộ phận cấu thành máy móc thiết bị.

Thành phần mỡ bôi trơn

Dầu gốc:

Chất lỏng bôi trơn hay còn gọi là dầu gốc chiếm 60-95% thành phần chính của mỡ công nghiệp. Dầu gốc bao gồm:

– Dầu khoáng.

– Dầu tổng hợp.

– Dầu thực vật.

Tác dụng của chất Phụ gia trong dầu công nghiệp

Chất làm đặc trong mỡ bôi trơn:

Trong mỡ bôi trơn chất làm đặc chiếm từ 5- 25 % thành phần mỡ bôi trơn. Các loại chất làm đặc phổ biến được sử dụng cho việc pha chế mỡ bao gồm:

– Xà phòng Na: Na/Ca

– Xà phòng Li: Li/Ca

– Xà phòng phức Li: Ca:Al

– Polyurea

– Betonite

Phụ gia trong mỡ bôi trơn

Cũng như dầu công nghiệp với mỡ bôi trơn phụ gia đóng vai trò là linh hồn và là yếu tố then chốt quyết định đến tính chất của mỡ bôi trơn. Trong thành phần mỡ bôi trơn phụ gia chiếm 0,5%. Các loại phụ gia phổ biến của mỡ bao gồm:

– Phụ gia chống oxi hóa

– Phụ gia chống gỉ

– Phụ gia thụ động hóa bề mặt.

– Phụ gia tăng cường bám dính.

– Phụ gia chịu cực áp EP

– Phụ gia màu sắc.

Ưu điểm của mỡ bôi trơn

– Bảo vệ bòng bi và các vị trí bôi trơn khỏi bị mài mòn, ăn mòn, chống oxi hóa, chống gỉ, biến dạng.

– Khả năng làm kín cao.

– Ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào bên trong cơ cấu bôi trơn

– Giảm được tiếng ồn khi máy móc hoạt động.

– Cơ cấu bôi trơn bằng mỡ thiết kế đơn giản gọn nhẹ hơn cơ cấu bôi trơn bằng dầu.

Nhiệt độ chảy giọt của mỡ

Nhiệt độ chảy giọt là nhiệt độ cao nhất mà tại đó mỡ bôi trơn bắt đầu có sự chuyển hóa từ dạng bán rắn sang dạng lỏng. Nhiệt độ chảy giọt là một đại lượng đặc trưng cho sự ổn định nhiệt của mỡ. Tuy nhiên đây không phải là một đại lượng dùng để xác định nhiệt độ làm việc giới hạn trên của mỡ, nhiệt độ mà tại đó xảy ra sự suy giảm hoặc phá hủy các chất phụ gia, chất làm đặc, sự tách dầu… của mỡ.

Phân loại mỡ bôi trơn

Dựa vào độ xuyên kim và chất làm đặc mà người ta phân loại mỡ bôi trơn làm 2 loại chính:

- Phân loại theo độ xuyên kim

- Phân loại theo chất làm đặc

Các sản phẩm mỡ bôi trơn công nghiệp cao cấp

  • Mỡ bôi trơn Shell
  • Mỡ Bôi trơn Castrol
  • Mỡ bôi trơn Mobil
  • Mỡ bôi trơn Caltex
  • Mỡ bôi trơn Total

Bài viết khác